Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển kỹ năng vận động

15-02-2021

Kỹ năng vận động của trẻ sẽ thay đổi, tiến bộ rất nhanh chóng, nên bố mẹ cần thường xuyên để ý, theo dõi xem con mình có phát triển vận động với tốc độ tương đối giống như tiêu chuẩn hay không nhé!

Dù mỗi trẻ phát triển với tốc độ khác nhau, nhưng khi trẻ phát triển chậm hơn nhiều so với các bạn đồng trang lứa thì bố mẹ nên tìm hiểu kỹ xem liệu con mình có gặp vấn đề gì không. Dưới đây là những dấu hiệu cho biết rằng trẻ có thể bị chậm phát triển kỹ năng vận động:

Trẻ 12-18 tháng

  • Không biết bò hay đứng.
  • Không thể bước đi, dù có sự trợ giúp.
  • Không có hứng thú di chuyển quanh phòng hay quanh nhà để khám phá những thứ mới lạ và thú vị.
Ky Nang Van Dong Cham Phat Trien 1
Trẻ không hứng thú với việc khám phá những điều mới lạ.
  • Chỉ thích dùng một bên tay hoặc chân.
  • Tay hoặc chân có vẻ cứng, khó vận động.
  • Không thể cầm cả những vật nhẹ nhất, ví dụ như bình uống có quai.
  • Gặp khó khăn trong việc cắn hoặc nhai thức ăn.

Trẻ 18 tháng – 2 tuổi

  • Không thể tự đi.
  • Thiếu nhạy cảm một cách lạ lùng đối với các âm thanh và chuyển động.
  • Thường xuyên chảy nước nhãi.
Ky Nang Van Dong Cham Phat Trien 2
Thường xuyên chảy nước nhãi ở trẻ 18 – 24 tháng cũng có thể là dấu hiệu của chậm phát triển kỹ năng vận động.
  • Khó nuốt.
  • Không thể cầm bút màu để vẽ nguệch ngoạc.

Trẻ 2 tuổi

  • Thường xuyên đi kiễng chân.
  • Khi đi, gót chân không chạm xuống đất trước ngón chân.
Ky Nang Van Dong Cham Phat Trien 3
Trẻ thường xuyên đi kiễng chân.
  • Không thể đẩy những đồ chơi có bánh xe.
  • Gặp khó khăn khi tự mình đứng dậy.
  • Bị thụt lùi, bỗng nhiên dừng thực hiện các kỹ năng đã từng thành thạo, như vẫy tay hay tô màu.

Trẻ 3 tuổi

  • Dễ dàng mất thăng bằng khi đi bộ.
Ky Nang Van Dong Cham Phat Trien 4
Khi có vấn đề trong phát triển kỹ năng vận động, trẻ 3 tuổi dễ mất thăng bằng khi tự mình đi bộ.
  • Không thể ném bóng.
  • Không thể nhảy.
  • Ngã hoặc mất thăng bằng khi chạy.

Bố mẹ nên làm gì nếu thấy trẻ chậm phát triển kỹ năng vận động?

Nếu bố mẹ thấy những dấu hiệu trên và lo lắng về kỹ năng vận động của trẻ, hãy sớm đưa trẻ tới gặp bác sĩ nhi khoa để tham khảo ý kiến. Thường thì những trẻ chậm phát triển các kỹ năng thể chất sẽ tiến bộ khá nhanh khi được áp dụng vật lý trị liệu hoặc các hình thức điều trị chuyên khoa khác. Còn nếu trẻ mắc các bệnh nguy hiểm hơn, như chứng bại não, thì trẻ sẽ cần được điều trị nhiều và lâu dài hơn.