Nên cho bé ăn cơm lúc mấy tuổi là nỗi lo của rất nhiều bố mẹ, đặc biệt với những bé ở cuối thời kỳ ăn dặm. Vậy đâu là thời điểm thích hợp để con tập ăn cơm?
Chuyển từ ăn cơm sang ăn cháo được coi là một mốc phát triển quan trọng đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên rất nhiều bố mẹ vẫn không biết nên cho bé ăn cơm lúc mấy tuổi là thích hợp cũng như làm thế nào để bé hợp tác trong chuyện ăn cơm. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bố mẹ biết bé mấy tuổi ăn được cơm.
Nên cho bé ăn cơm lúc mấy tuổi?
Theo khuyến cáo từ Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, các em nhỏ chỉ nên bắt đầu ăn dặm khi đã tròn 6 tháng tuổi vì lúc này hệ tiêu hóa của các em mới hoàn thiện. Bố mẹ có thể cho con làm quen đa dạng các hình thức chế biến khác nhau từ bột cho đến cháo. Khi bé lớn lên thì cấu trúc thức ăn rồi độ thô của món ăn cũng cần thay đổi để phù hợp với khả năng nhai và tiêu hóa của bé
Nhiều bố mẹ hay cho bé tập ăn cơm sớm từ khi 1 tuổi vì cho rằng cách làm này sẽ giúp con phát triển cơ hàm và bớt phụ thuộc vào sữa mẹ hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, các em bé trong giai đoạn 12-19 tháng vẫn nên ăn cháo đặc hoặc cơm nhão tán nhuyễn thay vì ăn cơm ngay để hệ tiêu hóa làm quen dần dần. Kể cả bé có mọc được nhiều răng trong giai đoạn này thì việc ăn cơm vẫn là hơi sớm.
Đến khi bé 20-24 tháng, bố mẹ có thể nấu cơm mềm và cho con ăn cùng các món với cả nhà. Thời gian đầu mới tập làm quen với cơm, bố mẹ nên để xen kẽ hôm cơm, hôm cháo để bé không cảm thấy chán khi ăn.
Các bước cho trẻ ăn cơm đúng cách
Thời điểm cho bé ăn cơm không quan trọng bằng việc cách cho bé tập ăn cơm. Chính vì thế, thay vì nôn nóng bắt con phải ăn cơm sớm, bố mẹ có thể tập cho bé ăn cơm thông qua những bước cơ bản sau:
- Bước 1: Đầu tiên mẹ cần phải lên một thực đơn để bé có thể ăn kèm với cơm nát. Để nấu cơm nát, mẹ lấy gạo và nấu thêm nhiều nước rồi sau đó lấy phần cơm mềm đó ra và dùng muỗng đánh nhẹ để thành cơm nát.
- Bước 2: Kiên nhẫn cho bé tập ăn cơm từ số lượng ít đến nhiều. Trong ngày đầu, mẹ chỉ nên cho bé ăn 2-3 muỗng cơm rồi tăng dần lên.
- Bước 3: Lên thực đơn các món ăn kèm thật đa dạng từ thịt, cá, rau, tôm, cua sao cho thật ngon miệng để bé hào hứng ăn. Bố mẹ nên nấu các loại thực phẩm sao cho thật mềm và cắt nhỏ cho bé dễ ăn
- Bước 4:Tuyệt đối không ép ăn bé ăn mà hãy để bé thoải mái tự do lựa chọn. Nếu như bé chán và chỉ thích ăn một món cụ thể thì đó là điều bình thường. Mẹ có thể bổ sung cho bé những chất dinh dưỡng khác vào thời điểm phù hợp hơn
- Bước 5: Tập ăn cơm là cách giúp bé rèn luyện cơ hàm và kỹ năng nhai nuốt của bản thân. Chính vì thế, thay vì mong con ăn nhiều, ăn nhanh bố mẹ hãy để bé ăn sao cho đúng kỹ thuật, ăn chậm nhai kỹ giúp cho hệ tiêu hóa của bé làm việc hiệu quả hơn.